- Tháng Tư 1, 2021
- BỆNH RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH
Rối loạn tiền đình – Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Bạn dễ bị chóng mặt, thường xuyên say tàu xe hoặc thi thoảng mất thăng bằng cơ thể? Rất có thể bạn đang mắc căn bệnh rối loạn tiền đình. Một căn bệnh khiến người mắc phải gặp nhiều hạn chế trong cuộc sống. Đây là bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, mức độ nặng-nhẹ của mỗi người sẽ khác nhau. Người cao tuổi là đối tượng dễ mắc chứng bệnh này hơn cả. Hãy cùng tìm hiểu thêm về rối loạn tiền đình – nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết nhé.
Rối loạn tiền đình là bệnh gì?
Để hiểu rõ về bệnh này, trước hết chúng ta cần biết tiền đình là gì. Theo khái niệm y khoa, tiền đình là bộ phận nằm ở phía sau ốc tai và thuộc hệ thần kinh. Chức năng của bộ phận này là giữ cho cơ thể ở trạng thái thăng bằng. Khi chúng ta vận động, làm việc, đi lại…hệ thống tiền đình sẽ đóng vai trò điều chỉnh sự cân bằng cho cơ thể. Đồng thời nhờ vào sự phối hợp của các bộ phận khác giúp cơ thể luôn vững vàng.
Khi bị rối loạn tiền đình, khả năng xử lý thông tin không chính xác dẫn đến tình trạng chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn… Lúc này cơ thể người mắc bệnh không đủ khả năng để đi lại, di chuyển. Thậm chí trường hợp bệnh nặng dẫn đến ngất xỉu, mất ý thức. Khi căn bệnh tái phát, lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bệnh nhân và cả những người xung quanh.
Rối loạn tiền đình chia thành 2 loại chính là rối loạn ngoại biên và rối loạn trung ương. Đại đa số bệnh nhân mắc rối loạn ngoại biên. Đây là nhóm bệnh nhân bị tổn thương vùng tai trong, dẫn đến việc thường xuyên mất thăng bằng hoặc đau đầu. Tuy nhiên nhóm bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong khi đó, rối loạn tiền đình trung ương là tổn thương thân não và tiểu não. Chúng khó chữa và nguy hiểm hơn nhóm rối loạn ngoại biên rất nhiều.
Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến căn bệnh khó chịu này. Tuổi tác là yếu tố đầu tiên có thể kể đến. Càng lớn tuổi, các cơ quan trong cơ thể càng lão hóa. Khi dây thần kinh số 8 trong cơ thể gặp tổn thương, đó sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn tiền đình. Do vậy, tỉ lệ bệnh nhân cao tuổi luôn chiếm phần lớn. Đặc biệt, phụ nữ sau sinh có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình ngoại biên cao hơn nam giới.
Nguyên nhân thứ 2 là người từng mắc một số bệnh lý khác. Các bệnh như thủy đậu, quai bị, viêm tai giữa, viêm não, xuất huyết não… sẽ tác động đến dây thần kinh tiền đình. Từ đó trực tiếp khiến bệnh nhân mắc phải rối loạn tiền đình.
Nguyên nhân thứ 3 bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt cũng như đời sống thường nhật. Nếu thường xuyên phải chịu áp lực căng thẳng, stress sẽ làm hệ thần kinh bị tổn thương. Điều này dẫn đến việc tiếp nhận, xử lí thông tin sai lệch, gây ra rối loạn. Nếu tiếp tục kéo dài sẽ trở thành bệnh rối loạn tiền đình.
Đôi khi, việc ăn uống không đầy đủ, thiếu dinh dưỡng, thiếu máu lên não cũng gây ra hiện tượng choáng váng, mệt mỏi. Về lâu dài, nếu tình trạng ấy tái diễn liên tục sẽ làm hệ thần kinh quá tải, biến chứng thành rối loạn.
Dấu hiệu nhận biết người mắc bệnh rối loạn tiền đình
- Thường xuyên chóng mặt đột ngột. Bạn vốn đang khỏe mạnh bỗng nhiên choáng váng, xây xẩm mặt mày, cảm thấy mọi thứ chao đảo. Tần suất này xuất hiện liên tục mặc dù bạn không bị bệnh hay trúng gió.
- Khó khăn trong việc giữ thăng bằng. Dù đi lại trên đất bằng nhưng bạn luôn phải nhìn xuống để xác định vị trí đặt chân. Phải tựa vào vị trí kiên cố khi đi, đứng để không bị ngã.
- Thị giác trở nên nhạy cảm. Bạn dễ bị mỏi mắt, hoa mắt, mất khả năng nhìn tập trung. Đặc biệt khi làm việc lâu trên máy tính sẽ có cảm giác đau đầu, khó chịu. Mắt nhạy cảm với nguồn sáng chói.
- Khả năng tập trung giảm sút. Thường bị phân tâm bởi các tác nhân bên ngoài. Không tập trung được vào công việc, có xu hướng quên tạm thời những việc vừa xảy ra.
- Nhạy cảm với việc di chuyển bằng các phương tiện tàu xe. Nếu trước đây bạn chưa từng say tàu xe nhưng bỗng một ngày chỉ nghĩ đến việc bước lên ô tô là bạn đã chóng mặt, khó thở, buồn nôn thì đó là một triệu chứng của rối loạn tiền đình.
- Cơ thể mệt mỏi, hạ huyết áp kèm theo tâm lí lo âu, trầm cảm.
Rối loạn tiền đình không phải là căn bệnh nan y. Vậy nên đừng quá lo lắng nếu gặp phải những triệu chứng trên. Thay vào đó bạn nên đi khám để xác định rõ tình trạng cơ thể. Tiếp thu lời khuyên của bác sĩ, thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, hoạt động lành mạnh để cơ thể sớm phục hồi. Bạn đừng nên cố để bản thân phải chịu đựng các triệu chứng ấy. Việc chữa bệnh càng sớm sẽ càng có lợi cho chính bạn. Bên cạnh đó, việc giữ cho mình tâm lí thoải mái là điều nên làm. Tránh chịu áp lực liên tục khiến các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn bạn nhé. Bạn cũng có thể dùng thuốc đặc trị rối loạn tiền đình như TIỀN ĐÌNH HOÀNG để đẩy lùi tình trạng bệnh một cách nhanh chóng.
Xem thông tin TIỀN ĐÌNH HOÀNG TẠI ĐÂY